Chính trị Luxembourg

Bài chi tiết: Chính trị Luxembourg

Luxembourg là một nước quân chủ lập hiến đa đảng, đại diện là Đại Công Tước (không có vua) được kế tục theo cha truyền con nối. Theo đó Thủ tướng Luxembourg là người đứng đầu chính phủ. Quyền hành pháp được quy định theo hiến pháp năm 1868 (đã sửa đổi) được thực hiện bởi chính phủ, bởi Đại Công Tước và các Hội đồng Chính phủ (nội các), trong đó bao gồm một thủ tướng và nhiều bộ trưởng khác. Đại Công Tước có quyền giải tán quốc hội và bầu cử lại mới. Các thủ tướng và phó thủ tướng được bổ nhiệm bởi Đại Công Tước sau cuộc bầu cử công khai đến các Viện đại biểu; họ chịu trách nhiệm đối với Viện đại biểu. Quyền lập pháp được trao cho cả chính phủ và quốc hội. Cơ quan tư pháp độc lập với hành pháp và lập pháp.

Cuối năm 2013, Xavier Bettel chiến thắng trong việc tranh cử thủ tướng đã khép lại 18 năm cầm quyền của ông Jean-Claude Juncker - lãnh tụ đảng Cơ đốc Xã hội bảo thủ, đảng nắm quyền gần như liên tục kể từ khi Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc. Để có thể giánh được thắng lợi, nhà lãnh đạo trẻ theo xu hướng tự do đã phải liên kết với hai đảng thế tục khác: Đảng Dân chủ và Đảng Xanh.

Chính phủ hiện nay là một liên minh của ba đảng DP (Đảng Dân chủ), LSAP (Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa) và DG (Đảng Xanh). Các đảng phái chính trị chính:

Chính sách đối ngoại

Mục tiêu chính sách đối ngoại của Luxembourg là "Phát huy vai trò trong EU, tham gia vào việc xây dựng một thế giới hoà bình, bảo vệ các giá trị cơ bản, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Là nước nhỏ có nền kinh tế mở nên lợi ích của Luxembourg gắn liền với lợi ích của EU. Do vậy, Luxembourg luôn ủng hộ tiến trình xây dựng Liên minh châu Âu, ủng hộ việc mở rộng EU sang Trung ÂuĐông Âu.

Về chính sách hợp tác phát triển

Tuy là nước nhỏ nhưng Luxembourg rất quan tâm đến hợp tác phát triển. Năm 1998, tổng giá trị ODA của Luxembourg đạt 4,1 tỷ franc Lux (117,5 triệu USD), tương đương 0,61% GNP và 2,25% ngân sách quốc gia; năm 1999 khoảng 4,5 tỷ franc Lux (129 triệu USD). Theo báo cáo ngày 23/4/2008 của Bộ trưởng Hợp tác Phát triển của Luxembourg trước Quốc hội về chính sách viện trợ phát triển của Luxembourg, từ năm 2000, Luxembourg là một trong 5 nước công nghiệp phát triển dành 0,7% thu nhập quốc dân cho viện trợ phát triển, năm 2007 con số này lên đến 0,9% và năm 2008 sẽ đạt 0.91%. Mục tiêu của chính sách hợp tác phát triển của Luxembourg là phục vụ công cuộc xoá đói giảm nghèo, đảm bảo cho sự phát triển bền vững tại các nước đang phát triển, trong đó con người được đặt ở vị trí trung tâm. Ưu tiên từ nay đến năm 2015 là phục vụ cho việc thực hiện cho mục tiêu của Thiên niên kỷ, nhất là những mục tiêu mang tính chất xã hội như y tế, giáo dục, đào tạo… Cho tới nay, viện trợ phát triển của Luxembourg chỉ ưu tiên dành cho 10 nước trong đó có 6 nước thuộc tiểu vùng sa mạc Sahara (Burkina Faso, Cabo Verde, Mali, Namibia, NigerSénégal), 2 nước châu Mỹ Latinh (NicaraguaEl Salvador), 2 nước châu Á (LàoViệt Nam).

Luxembourg cũng tiến hành chiến dịch thông tin đến người dân để họ hiểu và ủng hộ những nỗ lực của Chính phủ trong lĩnh vực hợp tác phát triển. Trong một cuộc thăm dò dư luận tiến hành đầu năm 2003, đại đa số người dân Luxembourg đều ủng hộ chính sách của Chính phủ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Luxembourg http://ec.europa.eu/public_opinion/archives/ebs/eb... http://appsso.eurostat.ec.europa.eu/nui/show.do?da... http://www.lessentiel.lu/fr/luxembourg/story/Le-Lu... http://www.wort.lu http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2017/01/we... http://hdr.undp.org/en/composite/HDI //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://news.bbc.co.uk/2/hi/europe/country_profiles... http://www.luxembourg.co.uk/nutshell.html https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Luxemb...